Rơ le nhiệt và những công dụng đối với hệ thống điện

 

Mô tả sản phẩm Rơ le nhiệt và những công dụng đối với hệ thống điện

Rơ le nhiệt hiện nay được xem là một trong những thành phần không thể thiếu đối với hệ thống điện công nghiệp và dân dụng. Bởi thiết bị này có chức năng bảo vệ dòng điện trong mạch vô cùng hiệu quả, đồng thời đảm bảo về mức giá thành. Tham khảo những thông tin được Laman.com.vn chia sẻ ở bài viết bên dưới để rõ hơn nhé!

Rơle nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt hay còn được nhiều người biết đến là Rơle nhiệt, Relay nhiệt. Đây là một trong những thiết bị điện được sử dụng để bảo vệ mạch điện và động cơ khỏi tình trạng quá tải. Rơle nhiệt hiện nay thường đi kèm cùng khởi động từ – Contactor. Bởi thiết bị sở hữu chức năng đóng cắt tiếp điểm nhờ tự động thông qua các thanh kim loại co dãn vì nhiệt. 

Bên cạnh đó, Relay nhiệt còn có tên gọi khác là công tắc tự động. Bởi không giống như những công tắc thông thường là chỉ ngắt mạch khi có sự tác động của con người trực tiếp. Còn với rơ le thì thiết bị này hoàn toàn được dòng điện điều khiển. 

Rơ le nhiệt hay còn được nhiều người biết đến là Rơle nhiệt, Relay nhiệt.
Rơ le nhiệt hay còn được nhiều người biết đến là Rơle nhiệt, Relay nhiệt.

Công dụng của Rơ le nhiệt đối với hệ thống điện

Rơle nhiệt hiện nay thường được lắp cùng với khởi động từ – Contactor để giúp các thiết bị điện trong quá trình hoạt động, nhất là động cơ điện khi quá tải, quá dòng được bảo vệ tốt nhất. Tuy nhiên, Relay nhiệt không thể tự động ngắt nguồn điện mà chỉ có tác động thay đổi trạng thái tiếp điểm. Thế nên, cần phải sử dụng thêm với 1 thiết bị đóng cắt khác. 

Để tác động dựa trên cơ chế giãn nở thì rơle nhiệt sẽ cần phải mất một nhất định một khoảng thời gian. Bởi đặc điểm của thiết bị là nhiệt nên không thể tác động tức thời khi đóng cắt như những thiết bị có cơ chế điện từ. Chính vì vậy, rơle nhiệt không được sử dụng để bảo vệ mạch ngắn và dùng để bảo vệ quá tải. Để có thể bảo vệ mạch ngắn thì cần kết hợp cùng cầu chì và Aptomat. 

Rơ le nhiệt là thiết bị hoạt động với tần số 50Hz ở điện áp xoay chiều đến 500V và có nhiều khoảng tác động dao động từ vài trăm mA cho đến vài trăm A. Hiện nay, với các hàng như LS, Mitsubishi, Schneider thì rơle nhiệt sẽ có tác động trung bình từ 0.1A đến 800A. 

Cấu tạo Rơle nhiệt

Rơle nhiệt hiện nay được cấu tạo gồm những bộ phận chính là: 

  • Đòn bẩy 
  • Tiếp điểm thường mở (NO)
  • Tiếp điểm thường đóng (NC)
  • Vít chỉnh dòng điện tác động
  • Nút phục hồi (Reset)
  • Dây đốt nóng
  • Thanh lưỡng kim
  • Cần gạt

Ví dụ: Rơ le nhiệt của thương hiệu ABB hiện nay có cấu tạo như sau: 

Rơle nhiệt được kết cấu với những bộ phận là 1 tiếp điểm thường mở – NO và 1 tiếp điểm thường đóng – NC. Trong đó: 

  • Tiếp điểm NC: Bộ phận này sẽ được dùng để kết nối với cuộn hút contactor (mạch điều khiển) và sẽ mở khi quá tải. 
  • Tiếp điểm NO: Bộ phận này sẽ được mắc nối tiếp với còi hay đèn báo động và sẽ đóng khi quá tải và có sự cố xảy ra. 
Rơ le nhiệt là một trong những thành phần không thể thiếu đối với hệ thống điện
Rơ le nhiệt là một trong những thành phần không thể thiếu đối với hệ thống điện

Nguyên lý hoạt động của Rơle nhiệt

Phiến kim loại kép – Bimetal chính là một phần tử cơ bản của Rơ le nhiệt. Bộ phận này được cấu thành từ một tấm hệ số giãn nở lớn làm bằng chất liệu như Niken, theo crom hay đồng thau và một tấm hệ số giãn nở bé làm bằng chất liệu Invar có 64% Fe, 36% Ni. Sau đó, thông qua phương pháp hàn hoặc cán nóng để ghép hai phiến lại với nhau. 

Phiên kim loại kép khi bị dòng điện đốt nóng sẽ uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn. Thế nên, có thể sử dụng cho dây điện trở bao quanh và dòng điện trực tiếp. Để có thể đạt được độ uốn cong lớn thì phiến kim loại yêu cầu phải mỏng và có chiều dài lớn. Trong trường hợp cần lực đẩy mạnh thì tấm phiến chế tạo cần ngắn và dày. 

Hướng dẫn chọn Rơ le nhiệt

Với công dụng chính là bảo vệ động cơ khi quá tải, nên bạn cần lựa chọn loại rơle nhiệt tương thích với động cơ. Có như vậy thì tác dụng mới có thể được phát huy. Hiện nay, đã có không ít trường hợp người dùng căn cứ theo dòng của aptomat hoặc contactor để lựa chọn rơle nhiệt là không đúng. Từ đó, khi bị quá tải dẫn đến động cơ bị cháy do không được bảo vệ. 

Ví dụ: Động cơ có dải hoạt động 22 – 34A, 3 pha 380V 15kW nếu lựa chọn rơle nhiệt đế từ thương hiệu Mitsubishi thì hãy chọn TH-T50 35A (30 – 40A). Kết hợp cùng đó có thể là aptomat và contactor tối thiểu 40A. 

Cần lựa chọn loại rơle nhiệt tương thích với động cơ
Cần lựa chọn loại rơle nhiệt tương thích với động cơ

Những điều cần lưu ý khi chọn Rơ le nhiệt

Hiện nay khi lựa chọn rơle nhiệt, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn thiết bị có ngưỡng điều chỉnh cao hơn hoặc tương ứng với dải hoạt động. Rơle nhiệt cần có ngưỡng điều chỉnh tối thiểu nên thấp hơn khoảng giữa dải hoạt động của động cơ. Ngược lại, Rơ le nhiệt cần có ngưỡng điều chỉnh tối đa nên cao hơn khoảng trên dải hoạt động của động cơ.
  • Hiện nay, thường một số loại rơle nhiệt loại nhỏ đã được tích hợp sẵn chân cắm vào contactor. Thế nên, cần lựa chọn đúng loại contactor tương thích thì mới có thể sử dụng được. Chẳng hạn rơ le TH-T18 của Mitsubishi chỉ được kết hợp cùng contactor S-T20, S-T12, S-T10 cùng hãng. 
  • Đối với những rơ le nhiệt cao cấp hiện nay thường tích hợp cùng tính năng bảo vệ mất pha. Tuy nhiên, thiết bị này cần phải đặt hàng lâu vì không thông dụng nên bạn hãy lựa chọn thiết bị bảo vệ mất pha riêng. 
  • Có rất nhiều thương hiệu sản xuất rơle nhiệt trên thị trường. Đối với các dòng cao cấp thì có thể kể đến ABB, Schneider… Còn dòng rơ le phổ thông thì thông dụng nhất là: Hyundai, LS, Mitsubishi… 
Rơle nhiệt có chức năng bảo vệ dòng điện trong mạch vô cùng hiệu quả
Rơle nhiệt có chức năng bảo vệ dòng điện trong mạch vô cùng hiệu quả

Lời kết  

Nội dung trên đây là tổng hợp về những thông tin liên quan đến rơ le nhiệt. Mong rằng độc giả qua đó đã có thể hiểu rõ về thiết bị bảo vệ dòng điện trong mạch này. Từ đó, lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất với động cơ và nhu cầu sử dụng. 

Thời gian giao hàng và điều khoản sản phẩm Rơ le nhiệt và những công dụng đối với hệ thống điện

Thời gian giao hàng

  • Đối với đặt hàng: Theo thời gian giao hàng trong “Bảng chào giá”
  • Đối với hàng có sẵn: Giao hàng trong vòng 01-05 ngày (tùy theo khu vực và tỉnh thành, nơi được đặt). Có thể giao hỏa tốc theo yêu cầu của khách hàng.
  • Trường hợp đặc biệt: Có thể yêu cầu giao hàng hỏa tốc theo yêu cầu.

Điều khoản trong thanh toán

  • Đối với đặt hàng: Thanh toán 30% khi đặt hàng, 70% khi có thông báo giao hàng và chứng từ đầy đủ.
  • Đối với hàng có sẵn: Thanh toán 100% trước khi hoặc ngay sau khi giao hàng hóa và chứng từ.
  • Công nợ: Vấn đề hỗ trợ công nợ sẽ được trao đổi cụ thể trong quá trình làm việc, trao đổi giữa hai bên.

Điều khoản bảo hành sản phẩm Rơ le nhiệt và những công dụng đối với hệ thống điện

Thiết bị trên sẽ không được bảo hành khi sử dụng, vận hành, bảo dưỡng theo các quy định của bên nhà sản xuất và do các nguyên nhân bất khả kháng. Như: Thiên tai, hoả hoạn, môi trường, phá hoại hay tem niêm phong bảo hành bị xé rách …Kèm theo các điều khoản bảo hành tại Công Ty Lâm An.

Cam kết với khách hàng về sản phẩm Rơ le nhiệt và những công dụng đối với hệ thống điện

Sản phẩm do Công ty TNHH Tự Động Hóa Lâm An phân phối đều đi kèm cam kết bán hàng chính hãng 100%, chúng tôi chấp nhận chịu phạt 200% giá trị đơn hàng nếu khách hàng phát hiện hàng giả hoặc hàng kém chất lượng do công ty chúng tôi cung cấp.
Thông tin chi tiết liên hệ: 0902 204 966 (Zalo/Call)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

IO là gì? Một số loại cổng IO thường gặp hiện nay 

Tìm hiểu về Timer là gì? Ứng dụng Timer vào thực tiễn

Servo là gì? – Tổng hợp thông tin chi tiết về động cơ Servo