Servo là gì? – Tổng hợp thông tin chi tiết về động cơ Servo

 Servo là gì có lẽ là thắc mắc mà những người không có nhiều am hiểu về động cơ, máy móc đặt ra. Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất đang dần phát triển mạnh hơn với nhiều phát minh hướng đến tự động hóa toàn phần. Các động cơ servo cũng là bộ phận quan trọng và đặc biệt trong hệ thống sản xuất đó. Tham khảo bài chia sẻ sau để hiểu hơn về động cơ Servo. 

Giải đáp Servo là gì?

Trong kỹ thuật điều khiển, Servo là gì chính là tên gọi tắt chỉ động cơ Servo. Đây giống như bộ truyền động tuyến tính hoặc bộ truyền động quay cho phép điều khiển tốc độ, vị trí chính xác. Bên cạnh đó, Servo còn điều chỉnh mô-men sao cho hợp với nhiều ứng dụng khác nhau. Tốc độ được thay đổi cực kỳ nhanh. 

Tên động cơ Servo là gì về cơ bản đề cập tới thuật ngữ cơ chế servo. Tức là động cơ được liên tục giám sát để điều khiển chuyển động. Bộ phận này thuộc hệ thống điều khiển, khi vận hành sẽ cung cấp cho thiết bị máy móc lực chuyển động cần thiết. Nhờ công nghệ Driver Servo, bộ phận này còn được biết đến như Driver máy tính.

Minh họa điển hình đó là động cơ Servo được dùng trong ô tô hiện đại với mục đích kiểm soát tốc độ. Khi giảm ga sẽ gửi đến máy tính ô tô tín hiệu điện. Máy tính sau đó sẽ xử lý thông tin rồi gửi tín hiệu cho Servo gắn với bướm ga. Mục đích chỉnh tốc độ động cơ.

Servo là gì chính là tên gọi tắt chỉ động cơ Servo
Servo là gì chính là tên gọi tắt chỉ động cơ Servo

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo động cơ Servo là gì?

Động cơ Servo thuộc bộ phận trong hệ thống điều khiển máy móc chuyển động. Bộ phận này sẽ cung cấp cho thiết bị máy móc lực chuyển động cần thiết khi vận hành. Dưới đây là thông tin chi tiết về nguyên lý hoạt động và cấu tạo động cơ Servo là gì bạn cần biết: 

Cấu tạo và phân loại

Động cơ Servo sẽ nhận tín hiệu quả bộ điều khiển rồi cung cấp lực chuyển động cho thiết bị máy móc cần thiết. Động cơ Servo thường chi làm hai loại là động cơ servo DC và động cơ servo AC. AC servo có thể xử lý những dòng điện cao hơn, thường được dùng trong các loại máy móc công nghiệp. Còn DC servo không thiết kế cho những dòng điện cao, thường phù hợp với ứng dụng nhỏ hơn.

Động cơ AC servo có cấu tạo gồm ba phần là Rotor, Stator và Encoder.

  • Rotor: Cấu tạo bởi loại nam châm vĩnh cửu với từ trường mạnh.
  • Stator: Gồm một cuộn dây quấn quanh lõi, cấp nguồn để cung cấp ra lực cần thiết quay rotor.
  • Encoder: Gắn sau đuôi động cơ phản hồi chính xác về vị trí, tốc độ của động cơ trên bộ điều khiển.
  • Bộ điều khiển (Servo drive): Nhận tín hiệu lệnh xung/analog từ PLC truyền lệnh tới động cơ servo. Mục đích để có thể điều khiển động cơ servo vận hành theo lệnh. Bên cạnh đó, liên tục nhận tín hiệu phản hồi về vị trí, tốc độ hiện tại động cơ servo từ encoder.

Nguyên lý hoạt động Servo là gì?

Động cơ Servo về nguyên tắc là thiết bị độc lập. Nó chỉ có ý nghĩa thực tiễn nếu hoạt động ở trong hệ thống Servo. Chế độ hoạt động servo hình thành bởi hệ thống hồi tiếp vòng kín. Bộ phận này nhận PWM (tín hiệu xung điện) từ bộ điều khiển để kiểm soát, hoạt động bằng bộ mã hóa (Encoder).

Trong quá trình động cơ vận hành, vị trí và vận tốc được hồi tiếp về phía mạch điều khiển qua bộ mã hóa (encoder). Bất cứ nguyên nhân nào làm sai lệch tốc độ và ngăn cản chuyển động cũng như vị trí, cơ cấu hồi tiếp phản hồi tín hiệu lại cho bộ điều khiển. 

Bộ điều khiển Servo thông qua tín hiệu phản hồi về sẽ so sánh cùng tín hiệu lệnh rồi đưa ra điều chỉnh hợp lý. Từ đó đảm bảo giúp động cơ servo hoạt động theo yêu cầu, đạt vị trí và tốc độ chính xác nhất.

Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo động cơ Servo là gì?
Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu tạo động cơ Servo là gì?

Khi dùng AC servo mang đến lợi ích ra sao?

Hệ thống AC servo hợp với hầu hết những ứng dụng trong công nghiệp. Ví dụ như máy đóng gói, máy công cụ, máy cắt, máy in… Bên cạnh đó là các ứng dụng cần dừng hoặc chạy đúng vị trí, thu xả cuộn, máy CNC, dây chuyền lắp ráp, cánh tay robot…

Do đó, AC servo sẽ mang đến bạn một số lợi ích dưới đây: 

  • Tốc độ phản hồi và đáp ứng nhanh, quán tính rất thấp. 
  • Khả năng điều khiển vị trí, tốc độ, và momen cực kì chính xác.
  • Tần suất làm việc liên tục thay đổi, tốc độ cao và nhanh. 
  • Hiệu suất hoạt động trên 90% và ít sinh nhiệt. 
  • Hoạt động tiết kiệm điện năng, êm ái, nhẹ. 

Ứng dụng động cơ servo 

Nhiều người thắc mắc về ứng dụng động cơ servo là gì? Động cơ này được ứng dụng khá phổ biến trong những thiết bị yêu cầu độ chính xác về tốc độ, vị trí, momen cao. Bên cạnh đó là tốc độ cao, tần suất làm việc liên tục thay đổi, khả năng điều khiển phức tạp… Dưới đây là một vài ứng dụng cụ thể của động cơ servo bạn cần biết: 

  • Điều khiển vận chuyển: Các ngành công nghiệp đang trở nên hiện đại, tinh vi, tự động hóa. Trong nhiều lĩnh vực, thiết bị vận chuyển giữ vai trò khá quan trọng. Tùy mục đích sử dụng mà động cơ servo giúp điều khiển tốc độ chậm hoặc nhanh. 
  • Khuôn mẫu đùn trong mảng sản xuất nhựa: Chế tạo ra từ phương pháp ép đùn. Thiết bị gia công này tạo ra bộ phận nhựa. Vật liệu nhựa sinh nhiệt, tan chảy rồi đùn vào một chiếc khuôn nhằm gia công những bộ phận còn lại. Để tiết kiệm hơn, ngày càng nhiều khuôn mẫu dùng hệ thống điều khiển servo. 
  • Ngành điện – điện tử: Giả dụ chip LSI khi lắp lên bảng mạch cần đạt tới độ chính xác tuyệt đối và tốc độ cao. Servo AC sẽ giúp bạn thỏa mãn yêu cầu này. 
  • Ngành sản xuất thực phẩm: Giải pháp tối ưu cho quy trình sản xuất ra thực phẩm chất lượng cao, sạch. 
  • Ngành bao bì, may mặc, ngành giấy: Dùng để điều khiển giấy, máy cuộn vải, bao bì để in ấn hoặc cắt.
Một số ứng dụng động cơ Servo trong cuộc sống
Một số ứng dụng động cơ Servo trong cuộc sống

Những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về Servo là gì. Mong rằng một số thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi nghiên cứu, tìm hiểu về động cơ Servo. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

IO là gì? Một số loại cổng IO thường gặp hiện nay 

Tìm hiểu về Timer là gì? Ứng dụng Timer vào thực tiễn